Dành cho ai chưa kiếm được 1 tỷ đầu tiên và dành cho người muốn kiếm 10 tỷ tiếp theo!

1. Thiết lập mục tiêu và định nghĩa vấn đề Số tiền:

1 tỷ có thể là kết quả của một phép cộng hoặc là 1 phép nhân. Cách bạn định nghĩa vấn đề sẽ hướng bạn đến cách giải quyết vấn đề đó như thế nào. Nếu bạn định nghĩa 1 tỷ là 10 phép cộng của 100 triệu lại với nhau, bạn phát triển 10 business để mỗi business mang cho mình 100tr và kết quả bạn có 1 tỷ.

Nếu bạn định nghĩa là 10 lần 100tr thì bạn phát triển 1 business và scale up nó lên 10 lần, bạn có 1 tỷ. Phương pháp nhân tỏ ra dễ hơn khi chúng ta chỉ cần làm tốt 1 việc để có 100tr và lặp đi lặp lại việc đó 10 lần để có 1 tỷ.

Thời gian kiếm tiền phụ thuộc vào mục tiêu tiếp theo của chúng ta, muốn có mô hình giàu siêu nhanh hay mô hình bền vững. Thường không có cái gì nhanh mà bền vững cả, bởi vậy, chúng ta đi theo phương án chậm và ăn chắc – mô hình bền vững phổ biến.

2. Tìm kiếm phương pháp Nắm được 2 quy luật:

a) Quy luật về gieo trồng – thu hoạch: Bạn gieo hạt giống của sự giàu có, bạn gặt sự giàu có.

b) Quy luật về giá trị: Bạn được trả tiền khi bạn mang lại GIÁ TRỊ cho người khác.

GIEO TRỒNG SỰ GIÀU CÓ:

- Hạt giống ở trên cây giống. Chính vì vậy, hạt giống của sự giàu có có ở trong những người giàu có. Bạn hãy đi mua tất cả các cuốn sách về người giàu có (tự thân) ở trên thế giới, đặc biệt là châu Á (cho có nhiều điểm tương đồng với người VN) về đọc, rồi rút ra các đặc điểm chung của họ, sau đó bạn bắt chước các đức tính và đặc điểm ấy của họ.

Như tôi có thể lọc ra vài tố chất giống nhau căn bản của những người giàu như sau: Sinh ra trong nghèo khó nhưng ý chí rất lớn, không bao giờ chịu gục ngã hay cam chịu cảnh nghèo khó (giống bạn 80%) => Bạn cần ý chí lớn hơn 1 chút nữa Chịu khó học tập và làm việc bất kể ngày đêm (giống bạn 50)=> Bạn làm việc thử gấp đôi thời gian hiện tại xem sao, đừng nghỉ lúc 5h nữa, nghỉ lúc 9h-10h xem sao

Thông minh hơn người nhờ chịu khó va chạm gấp nhiều lần người bình thường (giống bạn 50%)=> bạn thử làm mọi thứ ở cấp đội gấp 2 lần như hiện bạn đang làm xem sao.

Gọi thêm data, viết thêm bài, đăng thêm tin, sửa thêm xe, vẽ thêm bản vẽ….ít nhất gấp đôi Họ không nghĩ là mình sẽ thành công nhưng thành công vẫn đến với họ vì họ CHỈ TẬP TRUNG VÀO LÀM VIỆC VÀ PHẤN ĐẤU, KHÔNG QUAN T M TỚI ĐIỀU GÌ KHÁC=> Tạm dừng yêu đương, tạm dừng than vãn, tạm dừng đi chơi, tạm dừng mua quần áo đẹp…. một vài năm chỉ làm ăn xem kết quả khác không

Thất bại 1, 2,3…n lần không thành vấn đề, cho tới khi bao giờ thành công thì vẫn không dừng lại=> Bạn đã bỏ cuộc quá sớm chưa? Hào phóng cho người khác tiền của và kiến thức, kinh nghiệm=> Lần cuối cùng bạn quyên góp là bao giờ? Dịch COVID có ủng hộ được tin nhắn nào không? Có đóng góp được ngày lương nào cho người nghèo hay các dịp công ty/ chính quyền kêu gọi ủng hộ??? Thường gắn với MỘT NGHỀ cụ thể trong nhiều năm và đạt lợi thế cạnh tranh khi so sánh với các đối thủ, thường là người dẫn đầu lĩnh vực đó trên thế giới hoặc ít nhất của nước họ=> Bạn dành bao nhiêu thời gian để làm nghề này rồi? Đã đọc được bao nhiêu tài liệu? Có đọc được gì mà người khác trong nghề không biết không???? Khi làm nhiều lần, thất bại nhiều lần, thành công nhiều lần, họ đúc rút ra một CÔNG THỨC của thành công.=> Bạn có công thức để làm việc chưa? - Nếu bạn copy các đức tính trên và thực hành liên tục trong vòng 05 năm, thì bạn sẽ có nhiều tỷ, không chỉ 1 tỷ. Đây là hạt giống của sự giàu có, bạn trồng càng nhiều, kết quả thu hoạch càng nhiều thành tựu.

GIA TĂNG GIÁ TRỊ CHO BẢN THÂN

Chúng ta đang viết cho 1 người không có tài sản gì ngoại trừ sức lao động của bản thân. Bởi vậy, muốn cho sức lao động ấy có giá trị, bạn phải có một số kỹ năng, bạn có thể lựa chọn trong nhóm các kỹ năng của 1 người thành công như sau:

1. Kỹ năng nghề nghiệp cụ thể: Kế toán, Bán hàng, Sửa chữa, thẩm định, xây lắp, thiết kế….

2. Kỹ năng Marketing:

3. Kỹ năng Quản lý – Quản trị:

4. Kỹ năng đầu tư ….

Trong mỗi nhóm có nhiều loại kỹ năng nhỏ chi tiết, Vì có quá nhiều kỹ năng mà 1 người thành công cần có, ở đây, mục tiêu chỉ là kiếm 1 tỷ đầu tiên, nên bạn chỉ cần trước 2 kỹ năng căn bản:

1- NGHỀ GIỎI/ SẢN PHẨM LÀM RA TỐT 2- KHẢ NĂNG BÁN SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ CỦA NGHỀ ĐÓ Điều này phụ thuộc vào vị trí của bạn đang ở đâu và sở trường của bạn là gì. Tôi xin lấy ví dụ cho 2 trình độ: Không trình độ, Trình độ Đại Học: VÍ DỤ: BẠN ĐI HỌC CẮT TÓC => 3 tháng-6 tháng (nhớ đến học chỗ đông khách nhất mà bạn biết). Quay trở lại hạt giống của sự giàu có, bạn phải luyện tập chăm chỉ hàng chục tiếng đồng hồ hàng ngày, nghiên cứu các kiểu tóc mới, các kiểu tóc thời thượng, các phương pháp làm tóc cho nữ, cho nam sao cho được giới trẻ ưa thích, các loại mỹ phẩm, dầu gội tương ứng phải đảm bảo chất lượng và đảm bảo kinh tế, giá cả đưa ra phải hợp lý, cách bố trí salon, màu, mùi, thiết bị…. bạn chưa có tiền đầu tư thì cũng phải học cách của người có tiền đầu tư, bạn cần ghi chép, học tập, …. Để nếu như mà bạn không đủ tiền mở Salon riêng thì cũng mạnh dạn đề nghị ông chủ làm theo những phương pháp bạn đã nghiên cứu và tham khảo từ khắp các salon trên toàn quốc, trên thế giới v.v… Khi đủ điều kiện thuận lợi, bạn nên đề nghị ông chủ cho mình đứng salon thay ông ấy rồi nộp lại tiền thay vì ông ấy phải trực tiếp làm, bạn có thể thay ông ấy làm quản lý và có thể ăn chia với chủ theo 1 tỷ lệ nhất định. Nếu thương lượng không thành công mà bạn vẫn có thể tự tin làm chủ salon thì bạn có thể tìm các salon khác và đặt vấn đề làm thợ, hoặc làm quản lý. Giai đoạn tích lũy này sẽ mất một thời gian từ 1-3 năm để bạn có vốn đầu tư cho salon của riêng mình. NẾU BẠN THỰC SỰ THÍCH LÀM CHỦ NGHỀ TÓC, BẠN CỨ KIÊN TRÌ ĐIỀU ĐÓ CHO TỚI KHI NÓ THÀNH CÔNG THÌ THÔI. ĐỪNG BAO GIỜ BỎ CUỘC. ĐẦU TƯ HỌC CÁCH BÁN SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ: BÁN DỊCH VỤ CẮT TÓC. Bạn phải đi học Marketing, hãy sử dụng các tools hiện có để làm marketing cho bản thân. HÃY ĐI HỌC, ĐỪNG TỰ HỌC khi bạn mới ở mốc bắt đầu. Việc đi học sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc thay vì tự mày mò. Bạn phải học về insights, content, SEO, Adwords, Facebook Marketing, Zalo MKT, Chụp ảnh, Lading Page, Phễu khách hàng, Email marketing, SMS Marketing, …. Những thứ giúp bạn tiếp cận khách hàng nhiều hơn với một chi phí hợp lý, những điều mà đối thủ của bạn dù có làm nghề tốt hơn bạn nhưng chưa chắc có nhiều cơ hội bán hàng cho bạn. Hãy đừng mong chờ điều gì miễn phí mà có thể giúp bạn kiếm được tiền. Bởi vậy phải đi học, và trả phí cho việc đó, không nhất thiết phải học nơi đắt nhất, học nơi nào bạn có thể hấp thụ được và sử dụng được cho việc kiếm tiền và ra kết quả là điều quan trọng nhất. Khi bạn thành công, hãy nhớ, mình vốn tay trắng mà có được tiền bạc vậy nên bạn phải có trách nhiệm với xã hội để trả lại cho cuộc đời như con nhện nhả tơ, con ong trả mật. Bạn phải làm ra nhiều sản phẩm tốt, giá trị, và làm nhiều việc thiện, đóng góp cho sự phát triển đất nước và giảm bớt đau thương cho những người bất hạnh kém may mắn hơn mình. 3. KIÊN TRÌ PHÁT TRIỂN THEO LỰA CHỌN – NEVER GIVE UP Phương pháp cho trình độ đại học, cao đẳng hoặc người có chí khởi nghiệp trở lên: Một vài ý chính về phương châm xây dựng doanh nghiệp: 1. Đầu tư giá trị Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ căn bản, lựa chọn ngành phát triển bền vững, tập trung vào ngành cốt lõi 2. Mang lại giá trị gia tăng trên cơ sở lao động chân chính và nghiêm túc 3. Chủ động nguồn hàng và dự đoán xu thế trước thời đại 4. Chủ động nguồn tài chính và các nguồn lực hỗ trợ đề phòng rủi ro 5. Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, xây dựng được quy trình làm việc để hệ thống tự tìm ra lỗi và sửa lỗi, người nhân viên trình độ bình thường làm việc chăm chỉ có thể hoàn thành công việc. Công ty không được phụ thuộc vào 1 cá nhân nào cả. 6. Xây dựng hệ thống tự phát triển doanh nghiệp theo mô hình KAIZEN của Nhật Bản, mô hình TPS của Toyota 7. Chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên 8. Kết nối và chăm sóc khách hàng 9. Xây dựng mối quan hệ với các cổ đông 10. Trách nhiệm xã hội và sứ mệnh cuộc đời Với trình độ này, việc kiếm tiền sẽ giống như việc ra thành quả tất yếu của một quá trình lao động, sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Bạn cần có 1 team đủ mạnh để tạo ra những giá trị thật cho xã hội, hoàn thành 1 trách nhiệm xã hội – hay một sứ mệnh cho doanh nghiệp mình xây dựng lên. __________________ © Đặng Tùng

Enjoyed this article? Stay informed by joining our newsletter!

Comments

You must be logged in to post a comment.